Cập nhật : 23:30 17/6/2021

VOV3 - Nhạc sĩ Bùi Hoàng Uyên Minh (sinh năm 1984, tại Thái Bình) hiện là hội viên Hội Âm nhạc Hà Nội. Tuy đến với sáng tác chưa lâu nhưng anh đã có những sáng tác ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi tình yêu đôi lứa và ca ngợi lực lượng vũ trang rất đáng chú ý như: “Hà Nội Sài Gòn và em”, “Hoài niệm”, “Thái Bình quê hương tôi”, “Lên đường”, “Tình ca lính biên phòng”...

Nhạc sĩ Bùi Hoàng Uyên Minh

 

PV: Xin chào tác giả Bùi Hoàng Uyên Minh! Anh biết đến cuộc vận động sáng tác ca khúc ‘Hát lên Việt Nam – let sing Vietnam’ do Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức như thế nào?

Tác giả BHUM: Đối với chương trình Let sing Vietnam mình có theo dõiở trên Facebook và có thông báo gần sát sườn với mình là mình có sinh hoạt ở hội âm nhạc của Hà Nội, sau đó vào ngày 15 có sinh hoạt mình thì hội đồng nghệ thuật cũng như là trong hội âm nhạc có phát động và thông báo rộng rãi đến các hội viên để biết và động viên hội viên tham gia cuộc thi ‘Hát lên Việt Nam’ này.

PV: Ca khúc anh tham gia dự thi cuộc vậnđộng sáng tác ca khúc nàytên “Tự hào hai tiếng Việt Nam” với những câu hát như “Người Việt Nam tôi bao đời vẫn thế - Bốn nghìn năm với những bể dâu - Bốn nghìn năm với những khổ đau - Vẫn hiên ngang vượt trùng dương ra biển lớn” vậy những ca từ này được khởi nguồn như thế nào ạ?

Tác giả BHUM: Từ rất là lâu rồi tôi đã muốn viết cho mình một ca khúc mà rộng hơn một chút về con người, đất nước Việt Nam, và sau khi có cuộc thi này thì tôi đã nghĩ phải viết một ca khúc mà nó in đậm từ quá khứ cho đến hiện tại và tương lai. Tôi muốn nhắc nhởđến tất cả mọi người cũng như nhắc lại cho mọi người về người Việt Nam mìnhđã trải qua các cuộc chiến tranh trong lịch sử và đã trải qua rất nhiều khó khăn những dâu bể nhưng người Việt Nam ta lại có những tố chất rất kiên cường, quật khởi và luôn hiên ngang hướng về phía trước thế nên là đến bây giờ chúng ta đang cảm thấy sống ở một đất nước tươi đẹp, hòa bình và đang ngày càng phát triển. Đó chính là tinh thần lạc quan tôi muốn mở đầu cho ca khúc này.

PV: Anh mất bao lâu để hoàn thành ca khúc này?

Tác giả BHUM: Viết một ca khúc thì nó rất là lâu bởi vì mình còn chắt lọc những cảm xúc cũng như là có cả những tư liệu còn để mà viết một ca khúcnày thì tôi có thể chia sẻ rằng là sẽ mất trong khoảng 1 ngày để lên giai điệu và âm hoàn chỉnh cho ca khúc và sau khi đã kíâm được bài và lên được chất liệu âm nhạc thì tôi cùng với ca sĩ cũng như là nhạc sĩ phối khí sẽ tiến hành sau đó để dựng bài.

 

 

PV: Như anh có chia sẻ là sáng tác ca khúc này bằng cảm xúc với tinh thần lạc quan. Bên cạnh đó trong ca khúc này anh đã triển khai những thủ pháp sáng tác như thế nào?

Tác giả BHUM: Với ca khúc này là ca khúc có cấu trúc rất gọn gàng gồm 3 đoạnđơn và sau đó là vào phần điệp khúc. Trong đó tôi cũng nói rất rõ ràngđối vớiđoạnđầu tiên là nói về quá khứ đất nước Việt Nam với nhiều khó khăn nhưng luôn hiên ngang nhìn về phía trước. Tiếp đó có nói về niềm tự hào của chiến tranh mà Việt Nam đã trảiqua và đến đoạn thứ 3 của phần thứ nhất thì tôi muốn nói là mình đang nhìn vào đất nước Việt Nam tươi đẹp để có một cái nhìn lạc quan hơn về tương lai của đất nươc và vào điệp khúc tôi muốn dẫn dắt mọi người đi từ Nam va Bắc, từ Hà Giang đến Mũi Cà Mau để mọi người cùng cảm nhận được về cái vẻ đẹp của Việt Nam, về cái sức lao động của con người Việt Nam để mọi người tự hào là với sức lao động như thế này, với cảnh đẹp như thế này và với con người như thế này thì nhất định Việt Nam sẽ trở nên rực rỡ, vinh quang và trở nên tự hào cho tất cả mọi người.

PV: Khi hoàn thành xong ca khúc này anh đã chọn người thể hiện ca khúc này như thế nào ạ?

Tác giả BHUM: Ca sĩ Sao Mai Lê Xuân Hảo trước hết là đồng hương của tôi và anh Lê Xuân Hảo cũng đã từng cộng tác với tôi với 2 ca khúc. Một là ca khúc “Thái Bình quê hương tôi” về chính quê hương của tôi và ca khúc thứ hai đó là ‘Cô  giao liên ngày ấy’ và đến ca khúc này khi viết xong tôi đã nghĩ rằng là bài này là một bài về chính ca và anh Hảo rất là phù hợp sau khi viết tôi đã cùng bàn với anh Hảo và hai anh em có sửa đổi một số chữ cho phù hợp nhất để đi đến bản thu và giới thiệu đến tất cả mọi người ngày hôm nay.

PV: Về phần phối khí cho ca khúc này thì có gì đặc biệt không ạ?

Tác giả BHUM: Bài nàythì nó có một chút khác lạ hơn so với các thể loại ta vẫn thường nghe. Bài này là thể loại chính ca, trữ tình lãng mạn cũng rất mạnh mẽ tuy nhiên là khi vào đoạn hai của phần điệp khúc của bài tôi có bàn với nhạc sĩ phối khí là anh Phạm Tuấn Anh là bài này tôi muốn cho một giai điệu sáo để cho bài thêm mềm mại và có một chút màu dân gian và sau đó chúng tôi bàn với nhau và mời nhạc sỹ Minh Dương để cho phần sáo vào, tuy nó rất là mạnh mẽ nhưng vẫn mềm mại và rất là trữ tình.

 

 

PV: Sau khi nghe ca khúc với phần thể hiện của ca sĩ Lê Xuân Hảo, phần phối khí của nhạc sĩ Minh Dương thì cảm xúc của anh như thế nào và anh có cảm thấy hài lòng không ạ?

Tác giả BHUM: Thực ra mỗi một người viết nhạc sau khi thu xong 1 bài hát thì đều có một cảm xúc rất là xúc động và tự hào vì là mình đã viết ra một ca khúc trước hết nó là của mình và thứ hai đó là ca khúc này lại là một ca khúc tôi đã mong đợi từ lâu rồi và nó cho tôi cảm thấy hài lòng nhất là tìm được người phối khí tôi rất ưng ý, tìm được ca sỹ mà tôi rất là trân trọng và ưng ý và cũng hợp với bài này cho nên là sau khi mà thu xong tôi cảm thấy rất là ưng ý với ca khúc này.

PV: Cùng với ca khúc anh tham gia dự thi thì anh có kỳ vọng gì với cuộc vận động sáng tác ca khúc này?

Tác giả BHUM: Đối với tôi là một người viết nhạc còn rất là trẻ có hơn một năm thôi không nhiều do đó nên là tôi vừa viết vừa quan sát vừa nghe các ca khúc của các nhạc sỹđã qua và hiện tại đang sáng tác bây giờ để mình vừa nghe vừa học hỏi và vừa cố gắng phát triển thêm những cái gì mà mình cảm thấy khả năng mình có thể làm được. Đối với thể loại nhạc chính ca như thế này hy vọng là ngoài ca khúc này sau cuộc vận động này thì có thể viết tiếp một vài bài nữa để ca ngợi quê hương, đất nước, con ngồi Việt Nam. Tôi rất hy vọng và tôi cũng nghĩ nó cũng cần thiết vì âm nhạc bây giờ thời đại 4.0 nó cũng rất là mở cửa đối với các nhạc sỹ thì được làm việc trực tiếp với các nhạc sỹ phối khí và những nhạc sỹ thì làm việc trực tiếp với ca sỹ. Do đó bây giờ hiện tại theo như tôi thấy có rất nhiều nhạc sỹ sáng tác nên những sân chơi như thế này rất bổ ích và nó làm cho mọi người gắn kết với nhau hơn, học hỏi với nhau hơn và chắc chắn là từ những điều đó thì sẽ có những tác phẩm có giá trị hơn nữa trong thời gian tới.

PV: Xin cảm ơn những chia sẻ của anh!